Cách làm giò thủ chuẩn vị dai giòn sần sật cho ngày Tết

Giò thủ là món ăn truyền thống được kết hợp từ nhiều nguyên liệu quen thuộc nhưng không bị ngán giống như giò lụa. Mâm cỗ ngày Tết cũng không thể thiếu món giò thủ truyền thống với miếng giò dai giòn sần sật, béo ngậy ăn kèm với dưa chua. Vậy, cách làm giò thủ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Cách làm giò thủ chuẩn vị truyền thống 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500 gam tai heo
  • 200 gam thịt nạc giò heo
  • 200 gam mũi heo
  • 10 gam mỗi loại hành tím, tỏi băm, gừng băm
  • 50 gam nấm hương
  • Gia vị khác: Tiêu sọ, tiêu xay, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn

Cách làm giò thủ ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Mộc nhĩ và nấm hương ngâm cho nở sau đó rửa thật sạch rồi cắt mỏng 1cm giúp giữ được độ dai giòn sần sật. 
  • Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi và cho thêm vài lát gừng, 1 thìa đường, ½ thìa bột ngọt, 1 củ hành tím vào giúp thịt heo khử mùi và thơm ngon hơn. 
  • Tiếp đến cho mũi heo, thịt heo, tai heo vào nồi rồi trần trong khoảng 5 phút. 
  • Sau khi thịt săn thì vớt ra và ngâm luôn vào nước đá. 
  • Thái mỏng tai heo, thịt nạc và mũi heo. 
  • Cho thịt đã thái vào 1 chiếc tô lớn, cho thêm bột ngọt, đường, hạt nêm, muối, tiêu sọ và tiêu xay. 
  • Đảo hỗn hợp cho thật đều để thấm gia vị, bọc kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh chừng 30 phút. 

Bước 2: Xào thịt

  • Bắc chảo và cho 10ml dầu vào, đợi chảo nóng thì phi thơm tỏi băm và hành tím băm. 
  • Tiếp theo cho thịt đã thái vào xào rồi đảo đều tay trên lửa nhỏ để không làm mỡ cháy ra và làm cháy thịt. 
  • Sau khi thịt đã săn đều thì đổ mộc nhĩ và nấm hương vào xào chung. 
  • Cho thêm một chút nước mắm vào rồi xào thêm khoảng 2 – 3 phút để mộc nhĩ, nấm hương được thấm gia vị. 
Xào giò thủ đều tay trên lửa vừa

Bước 3: Gói giò thủ

  • Nếu có sẵn khuôn giò thủ, bạn chỉ cần cho hỗn hợp vừa xào vào, ấn nhẹ nắp khuôn để thịt được dính chặt đều đặn. 
  • Với cách làm giò thủ không có khuôn, bạn rửa sạch và lau khô lá chuối, hơ qua trên lửa rồi đổ thịt vào. Dùng dây nilon giúp cột chặt và cố định giò. Muốn giò thủ ngon thì cần bó đều tay, chắc chắn và định hình để cây giò không bị méo hay đầu to đầu nhỏ. 

Lưu ý: Dù là cách gói nào thì đều cần cho thịt vào khuôn ép khi thịt vẫn còn ấm, hạn chế để nguội hẳn rồi mới ép vì sẽ không có độ kết dính vào nhau, miếng thịt dễ bị rời rạc khi cắt.

Cách làm giò thủ không có khuôn

Bước 4: Thành phẩm và bảo quản

Sau khi gói xong thì cho vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng là đã có thể ăn, bạn có thể bảo quản để trong tủ lạnh và ăn dần.

Yêu cầu về thành phẩm: Giò thủ ngon là phải đạt được yêu cầu về gia vị nêm nếm vừa ăn, miếng giò chặt giòn, thơm và có độ béo. Về màu sắc, giò là sự kết hợp của màu hồng nhạt từ lưỡi heo, màu nâu đen của mộc nhĩ, sọc trắng của sụn tai nổi bật trên phần mỡ đông béo ngậy trắng ngà. 

Mỗi lần ăn đến đâu thì cắt từng khoanh đến đấy, tránh tình trạng cắt ra hàng loạt mà không ăn hết rồi lại cho và tủ lạnh sẽ mất ngon. 

Cách bảo quản: Nếu thời tiết bình thường, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu trời lạnh thì bạn có thể treo giò lên sẽ không sợ bị hỏng. Thời gian bảo quản tối đa là 1 tuần do đó bạn chỉ nên làm vừa đủ ăn. 

Khi giò thủ có dấu hiệu nhớt bám thì có nghĩa là đã bị ôi thiu và không nên tiếp tục sử dụng.

Thành phẩm giò thủ thơm ngon chuẩn vị cho ngày Tết

Cách làm giò thủ chay

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 2 miếng váng đậu
  • 70 gam mộc nhĩ
  • 1 bát mì căn
  • 1 cái nấm tuyết
  • ⅓ gói bột rau câu
  • Gia vị: Hạt nêm chay, nước mắm chay, bột ngọt, hạt tiêu, ngũ vị hương. 

Cách làm giò thủ tại nhà

  • Rửa sạch và cắt nhỏ các nguyên liệu váng đậu, nấm tuyết, mộc nhĩ, mì căn. 
  • Ướp hỗn hợp cùng gia vị hạt nêm, ngũ vị hương, nước mắm, hạt tiêu, bột ngọt trong khoảng 1-2 giờ cho ngấm gia vị. 
  • Cho nguyên liệu lên chảo xào chín với một chút dầu ăn. 
  • Đun sôi khoảng 2 bát con nước, đổ bột rau câu vào rồi tiếp tục khuấy trong khoảng 3 phút. 
  • Đổ nước rau câu vừa đun vào nguyên liệu đã xào và tiến hành gói giò tương tự cách làm giò thủ bằng da heo ở phần trên. 
  • Cách làm giò thủ chay này bạn nên để trong tủ lạnh khoảng 4-5 tiếng là đã có thể mang ra thưởng thức. 
Thành phẩm giò thủ chay

Với 2 cách làm giò thủ truyền thống và giò thủ chay kể trên, mong rằng bạn đã có thể ghi thêm vào sổ tay nấu ăn công thức để làm món ngon cho ngày Tết này. Thêm một lưu ý là bạn hãy chọn những món đồ gia dụng chất lượng như nồi chảo, dao, thớt để cho công việc nội trợ thêm thú vị nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *