Hướng dẫn nấu bún măng vịt ngon đậm đà, không bị hôi

Bún măng vịt là một món vô cùng độc đáo, kết hợp được vị ngon ngọt từ thịt vịt và măng. Nhưng nếu như bạn sơ chế không cẩn thận thịt vịt hoặc măng dễ bị hôi, gây khó chịu cho các thực khách khó tính. Cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết nào trong quy trình nấu bún măng vịt thơm ngon, đậm đà hấp dẫn nhé!

Cách nấu bún măng vịt ngon khó cưỡng

Nguyên liệu nấu bún măng vịt

  • Vịt: 1 con nặng khoảng 1 – 1,2 kg
  • Măng tươi: 500 gr
  • Gừng tươi: 1 nhánh
  • Tiết vịt: 500 gr
  • chanh tươi: 1 quả
  • Ớt: 3 quả
  • Bún tươi: 1 kg
  • Rau ăn sống với bún: rau muống bào sợi, bắp chuối thái lát, rau thơm, giá đỗ, húng quế…
  • Hành lá: 1 bó nhỏ
  • Rau mùi: 2 bó nhỏ
  • Hành khô: 4 củ hành
  • Tỏi khô: 2 củ
  • Rượu trắng
  • Gia vị : bột ngọt, muối, đường, tiêu, dầu ăn…
Món bún măng vịt với nước dùng ngọt thanh lôi cuốn

Sơ chế nguyên liệu nấu bún măng vịt

Gọt vỏ và rửa sạch gừng tươi, giã nát 1/3, cắt 1/3 thành sợi và để nguyên 1/3. 

Quả chanh tươi cắt đôi và vắt lấy nước.

Sau khi sơ chế xong thịt vịt, trộn một ít rượu + muối + nước cốt chanh rồi rửa sạch vịt lại. Tiếp theo, dùng tay lấy gừng tươi giã nhuyễn xoa đều khắp thân vịt trong vài phút rồi rửa sạch với nước, để ráo. Bước này sẽ giúp khử mùi hôi của vịt (Thịt vịt có mùi hôi đặc trưng. Nếu không khử hết mùi hôi, thịt vịt và nước dùng khi ăn sẽ có mùi hơi khó chịu.) 

Nước sạch bạn cho vào nồi nhỏ đun sôi, tiết vịt nấu chín rồi vớt ra, để nguội rồi cắt thành từng miếng nhỏ.

Sơ chế vịt

Rửa sạch măng tươi và cắt thành sợi dài khoảng 5 đến 7 cm. Đặt một nồi nước lên bếp đun sôi với một ít muối. Nấu măng khoảng 30 phút để măng thơm hơn và không bị đắng. Sau đó vớt ra, rửa lại nhiều lần dưới vòi nước lạnh rồi để ráo.

Tỏi khô 1 củ, đập dập, băm nhỏ; 1 củ bóc vỏ, để nguyên. 2 củ hành khô, bóc vỏ, xay nhuyễn và cắt nhỏ; Gọt vỏ và cắt đôi 2 củ còn lại.

Rau sống nhặt, rửa sạch bằng nước muối pha loãng, để ráo nước. Hành lá nhặt bỏ rễ, rửa sạch, phần đầu trắng cắt thành đoạn dài 5 cm, phần lá thì thái nhỏ. Nhặt hết gốc rau mùi, rửa sạch và thái nhỏ.

Nấu nước dùng và luộc vịt

Đun nóng một nồi nước lớn (lượng nước vừa đủ ngập vịt) cùng 1 thìa muối trắng, gừng thái sợi, nửa củ hành tím cắt đôi và ½ phần đầu củ hành trắng. Những gia vị này giúp vịt ngon hơn khi nấu chín. Cho vịt vào nồi rồi bật lửa đun. Khi nước sôi, giảm lửa để vịt chín từ từ. Đồng thời, mở nồi và thường xuyên vớt bọt. Hãy nhớ rằng trong quá trình nấu bạn cần loại bỏ hết bọt và váng mỡ vịt để nước dùng trong và thanh.

Lấy nước luộc vịt để làm nước dùng bún măng

Nấu vịt khoảng 20 – 30 phút, dùng đầu đũa chọc vào phần thịt đùi vịt. Nếu nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín. Lấy vịt ra và đặt vào thau nước đá trong khoảng 5 phút. Điều này giúp vịt không bị khô hay sẫm màu, da vịt có màu sáng và ngon ngọt hơn rất nhiều. Nếu thấy vịt có nước màu đỏ tức là vẫn còn sống thì đun thêm một chút cho chín rồi làm theo hướng dẫn ở trên.

Cắt vịt thành từng miếng nhỏ và xếp vào đĩa. 

Lưu ý: Sau khi vớt vịt ra, để lửa ở mức lửa nhỏ để nồi nước dùng luôn được giữ ấm. 

Làm nước mắm gừng

Tận dụng thời gian luộc vịt để chuẩn bị nước mắm gừng:

Nước mắm gừng – linh hồn của món ăn

Dùng 1 cái tô cho số gừng còn lại vào, thêm 1 quả ớt bỏ hạt, 1 củ tỏi bóc vỏ và 1 thìa đường đem giã nhuyễn. Cho 4 thìa nước mắm ngon vào tô cùng với 1 thìa nước cốt chanh. Sau khi khuấy đều là bạn sẽ có chén nước mắm gừng đậm đà để chấm thịt vịt. Lưu ý bạn có thể thay đổi lượng nước mắm sao cho phù hợp với khẩu vị. 

Nấu măng vịt

Đặt một chảo lớn lên bếp cùng 3 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, cho hành tây và tỏi băm vào phi thơm, thêm một thìa ớt bột rồi cho măng vào xào. Thêm bột nêm, bột ngọt, nước mắm và đường cho vừa ăn. Măng đã chín sẵn nên bạn chỉ cần xào vài phút cho ngấm dầu và gia vị.

Cho tất cả măng xào vào nồi nước luộc vịt, đảo nhẹ tay, cho huyết vịt thái lát và ½ phần đầu hành còn lại vào. Đun sôi nước dùng, nêm lại gia vị vừa ăn là xong. Bạn vẫn có thể đun nhỏ lửa để giữ ấm. 

Thành phẩm

Bày rau sống ra đĩa, đặt cạnh đĩa cùng vịt luộc và chén nước mắm gừng.

Cho bún vào tô, đặt thịt vịt lên trên, rưới nước dùng (thêm măng, tiết vịt, đầu hành), rắc hành lá, rau mùi xắt nhỏ và tiêu rồi thưởng thức. Ăn kèm rau sống và nước mắm gừng đậm đà.

Thành phẩm bún măng vịt thơm ngon khó cưỡng

Mẹo nhỏ trong cách nấu bún măng vịt để không bị hôi

Sử dụng những nguyên liệu đơn giản từ nhà bếp, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi của vịt và giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Trộn hỗn hợp với muối, tiêu, gừng giã nhuyễn và rượu trắng rồi cho vào vịt khoảng 30 phút thì rửa sạch, để ráo nước và sơ chế.

Sơ chế vịt cẩn thận để khử mùi hôi

Bạn cũng có thể dùng chanh hoặc giấm. Bạn chà trực tiếp lát chanh hoặc giấm lên vịt rồi rửa sạch lại. Nếu mùi vẫn không hết, bạn có thể kết hợp chanh/giấm với gừng giã nhuyễn. Bạn cũng nên tháo phao câu ra vì đây là bộ phận nặng mùi nhất trên vịt.

Trên đây là chi tiết cách nấu bún măng vịt sao cho thơm ngon, đậm đà, nước dùng ngọt thanh mà không để lại mùi hôi của vịt. Một món ăn dễ thực hiện cùng với nguyên liệu đơn giản, nhưng lại giúp cho bữa sáng vô cùng tuyệt vời. Mong rằng đây sẽ là một công thức giúp bạn dễ dàng lấy điểm trong mắt người thân và bạn bè.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *